Bởi hiện trạng của rạch Xuyên Tâm hiện nay cũng giống kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè khi chưa được cải tạo. Thời điểm đó,ờrạchXuyênTâmnhớkênhNhiêuLộmáy tính tiền con kênh dài hơn 8 km chảy qua các quận Tân Bình, 3, Phú Nhuận, Bình Thạnh đổ ra sông Sài Gòn bị ô nhiễm nặng nề. Người dân TP.HCM đến giờ có lẽ vẫn không quên ký ức về dòng kênh đầy rác và bốc mùi hôi thối kinh hoàng ngày đó. Sau 20 năm quyết liệt cải tạo (tính từ thời điểm chỉnh trang năm 1993), kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè hiện đã trở thành điểm du lịch với những hàng cây xanh mát, khu vui chơi, giải trí, tập thể dục của người dân. Dọc theo con kênh là hai con đường uốn theo dòng chảy, một số cây cầu kết nối đôi bờ vừa hiện đại vừa hoài cổ, thu hút du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài trong xu hướng du lịch xanh. Đó có lẽ cũng là một trong những lý do khi đến VN dự hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 2017, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã chọn chạy bộ dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè để rèn luyện sức khỏe.
Không chỉ hồi sinh một dòng kênh chết, việc cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã giúp giảm ngập, ô nhiễm, nâng cao môi trường sống cho 1,2 triệu dân các quận 1, 3, 10, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh và Gò Vấp.
Câu chuyện của rạch Xuyên Tâm cũng tương tự. Con rạch dài gần 9 km, chảy qua quận Bình Thạnh và Gò Vấp, là một trong những tuyến rạch ô nhiễm bậc nhất TP.HCM bao năm nay. Dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm được khởi động hơn 20 năm trước nhưng vì nhiều lý do nên chưa thực hiện. Suốt thời gian đó, người dân sống xung quanh rạch Xuyên Tâm ngày ngày ăn, ngủ bên dòng kênh ngập rác thải. Mới đây, công trình cải tạo rạch Xuyên Tâm một lần nữa được khởi động khi Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM (chủ đầu tư) cho biết hồ sơ đề xuất đầu tư dự án đã hoàn tất, sẽ trình HĐND TP thông qua chủ trương đầu tư trong kỳ họp tới. Dự án dự kiến khởi công vào tháng 8.2024 và hoàn thành vào năm 2028. Không chỉ hồi sinh một con rạch chết, dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm khi hoàn thành toàn bộ còn giúp cải thiện môi trường sống cho hàng nghìn hộ dân dọc tuyến, giúp chỉnh trang đô thị, giảm ô nhiễm và ngập nước cũng như kết nối giao thông trong khu vực.
Sống chung với rạch Xuyên Tâm: Từ nơi bắt hến đến điểm ô nhiễm nhất TP.HCM
Ngoài rạch Xuyên Tâm, trên địa bàn TP còn nhiều kênh rạch ô nhiễm, đã lên kế hoạch cải tạo nhiều năm nay nhưng chưa thực hiện hoặc tốc độ thực hiện còn ì ạch như rạch Văn Thánh, kênh Hy Vọng, kênh A41, kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên...
Chúng ta đều biết, kênh rạch là hệ thống thoát nước cho toàn bộ TP. Nhưng tình trạng rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp xả thẳng xuống kênh rạch đã gây tắc nghẽn dòng chảy, khiến tình trạng ngập úng trong nội đô thêm trầm trọng. Thậm chí ngay cả những kênh rạch đã cải tạo cũng có một số nơi đang tái ô nhiễm. Vì vậy, hồi sinh hệ thống kênh rạch không chỉ giải quyết ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng đời sống hàng triệu người dân mà còn là điều kiện quan trọng để TP thực hiện các chiến lược kinh tế - xã hội. Còn nhớ cuối tháng 8 vừa rồi, lễ hội sông nước với quy mô lớn chưa từng có, lần đầu tiên được tổ chức tại TP.HCM. Không chỉ được kỳ vọng trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, sự kiện này còn đặt nền móng cho chiến lược hồi sinh bản sắc đô thị sông nước Sài Gòn.
Chiến lược đó thành công hay không, phụ thuộc rất lớn vào việc chúng ta trả lại sự sống cho những dòng kênh đang chết vì ô nhiễm hôm nay.